logo
endland viet nam
maincontent
Trang chủ Kinh tế xã hội

Kinh tế xã hội

maincontent

Những thiết bị gây tốn điện ngay cả khi đã tắt

Không phải thiết bị nào cũng đều được chế tạo với mức tiêu hao năng lượng điện như nhau. Mỗi thiết bị điện trong nhà bạn sẽ tiêu hao năng lượng với những mức khác nhau tùy thuộc vào từng loại và bạn cần phải quan tâm, sử dụng phù hợp để có thể tối ưu chi phí hoá đơn tiền điện hàng tháng.

Các thiết bị tiêu tốn năng lượng điện nhiều nhất là gì?

Điện năng tiêu thụ trong các hộ gia đình được chia thành 5 mục đích chính như sau:

  • Điều hòa và lò sưởi: 46%
  • Bình nóng lạnh: 14%
  • Đồ gia dụng: 13%
  • Chiếu sáng: 9%
  • TV và các phương tiện truyền thông xã hội khác: 4%

Theo thống kê này năm 2018, máy tính và các thiết bị điện tử tương tự chỉ tiêu tốn khoảng 4% tổng điện năng tiêu thụ của nhà dân. Thêm nữa, các thiết bị như máy rửa chén và máy giặt quần áo cũng tiêu thụ một lượng điện rất nhỏ.

Phần còn lại của hoá đơn tiền điện là từ các thiết bị nhỏ nhặt, linh tinh khác tiêu thụ năng lượng trong suốt cả ngày. Một số thiết bị như quạt trần tuy là có thể hoạt động cả ngày nhưng tải điện rất thấp, máy sấy tóc thì có tải điện cao nhưng thời gian và mật độ sử dụng lại ít. Tuy nhiên, tất cả những thứ này nếu tổng cộng lại cũng tiêu thụ kha khá lượng điện trong gia đình bạn.

Lượng điện tải ma

Thật thú vị, các thiết bị của bạn không chỉ tiêu thụ năng lượng khi chúng được khởi động. Rất nhiều thiết bị sẽ vẫn hút điện khi chúng đang tắt, trạng thái này được gọi là nguồn dự phòng hoặc lượng điện tải ma. Mặc dù không tốn nhiều điện như khi bật chúng nhưng với nhiều thiết bị như vậy sẽ làm tăng mức tiêu hao điện đáng kể. Trong thực tế, Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (DRDC) ước tính rằng tác động tích luỹ của tải ma ở Mỹ lên đến 19 tỷ đô la mỗi năm và tương đương với khoảng 150 đô la mỗi hộ gia đình (báo cáo năm 2015).

Một ví dụ điển hình như TV, ngay cả khi bạn tắt chúng vẫn “hút điện” từ hệ thống lưới điện. Điều này là do có một lượng tải điện nhỏ cần thiết để đảm bảo rằng TV của bạn có thể được bật bằng remote điều khiển từ xa. Tương tự bộ sạc điện thoại, máy tính bảng, laptop nếu bạn không rút dây ra các thiết bị này cũng vẫn tiếp tục tiêu hao điện ngay cả khi chúng đã được sạc đầy.

Có thể bạn luôn tin rằng, chỉ cần thiết bị ở trạng thái tắt sẽ không tốn điện năng. Nhưng thực tế là một số thiết bị điện vẫn tiêu hao lượng điện không hề nhỏ ngay cả khi đã tắt, khiến gia đình bạn phải trả thêm một khoản tiền “vô nghĩa” cho hóa đơn tiền điện hàng tháng.

Rút phích cắm để tiết kiệm một nửa tiền điện tại nhà mỗi tháng

Bằng hành động đơn giản là rút phích cắm một số đồ dùng dưới đây khi không sử dụng, bạn có thể tiết kiệm được chi phí. 

Cắm cục sạc nhưng không kết nối điện thoại

Dù không được cắm vào điện thoại nhưng khi bộ sạc vẫn kết nối với nguồn điện, nó vẫn sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng. Tuy lượng điện năng mà chúng có thể tiêu thụ một ngày không đáng kể, chỉ khoảng 1,2 W nhưng nếu cứ cắm liên tục thì chúng cũng là thủ phạm làm tăng hóa đơn tiền điện hàng tháng của bạn.

Bộ điều khiển truyền hình kỹ thuật số

Thiết bị này sẽ tiếp tục hoạt động sau khi bạn tắt chúng đi nhưng vẫn kết nối với nguồn điện. Theo ước tính chuyên gia nghiên cứu đưa ra, bộ điều khiển này có thể tiêu tốn tới 22 USD tiền điện một năm.

Hầu hết chúng ta đều không bận tâm tới việc chuyển đổi hoạt động của thiết bị sang chế độ chờ và nghĩ rằng chỉ cần tắt tivi là đủ. Kết quả là chi phí tăng lên gấp 5 lần.

Chỉ tắt tivi bằng nút tắt từ điều khiển

Nhiều người thường có thói quen tắt TV bằng remote để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thiết bị sẽ được chuyển sang chế độ chờ và vẫn liên tục tiêu thụ một lượng điện không hề nhỏ. Con số này, qua các thí nghiệm, có thể lên đến hơn 24W mỗi ngày.

Đặc biệt, năng lượng tiêu hao sẽ còn nhiều hơn đáng kể với các loại TV được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và có kích thước lớn. Chính vì vậy, từ bây giờ, hãy tập cho mình thói quen tắt điện nguồn từ TV hoặc thậm chí là rút luôn phích cắm, để có thể “giảm tải” cho hóa đơn tiền điện của gia đình.

Ngoài việc tắt các thiết bị điện tử khi không sử dụng đến, vài thao tác đơn giản sau cũng có thể giúp bạn tiết kiệm điện:

  • Vô hiệu hóa chế độ chờ và cài đặt chế độ khởi động nhanh.
  • Mua sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
  • Giảm độ sáng màn hình.

Để máy tính để bàn và laptop ở chế độ "ngủ"

Máy tính để bàn và Laptop sẽ vẫn hoạt động ngầm, ngay cả khi bạn tắt chúng bằng lệnh “Turn off”. Trung bình, các thiết bị này, sử dụng khoảng 96W mỗi ngày, tức là mỗi tháng, lượng điện tiêu thụ của cả gia đình sẽ bị đội lên khoảng 3 số điện “vô ích” cho mỗi chiếc máy tính trong nhà.

Ngoài ra, con số này sẽ còn cao gấp 1,5 lần nếu bạn có thói quen để máy ở chế độ chờ “Stand by”. 

Tắt điều hòa bằng điều khiển

Hệ thống HVAC (hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong nhà) giúp mang lại sự thoải mái cho con người nhưng đây cũng chính là nguồn "ngốn" điện nhất trong nhà của bạn, lên tới 46%. Một thiết bị HVAC trung tâm có công suất trung bình khoảng 3500W và chạy 2 - 3 lần mỗi giờ trong khoảng 10 - 15 phút. Trong vòng 24 giờ, hệ thống HVAC sẽ tiêu tốn khoảng 28 - 63 kWh, khoảng 850-1,950 kWh một tháng, tùy thuộc vào hiệu suất của hệ thống.

Thông thường, điều hòa là một thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng, tuy nhiên nhiều người dùng vẫn chưa biết rằng thiết bị này vẫn “ngốn” một lượng điện đáng kể sau khi được tắt bằng điều khiển.

Trung bình, nếu tắt bằng điều khiển, thiết bị điều hòa sẽ vẫn duy trì ở chế độ chờ và tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể, tương đương một bóng đèn thắp sáng. 

Lời khuyên của các chuyên gia là người dùng nên ngắt hẳn nguồn điện sau khi sử dụng. Điều này không chỉ mang ý tiết kiệm điện, mà còn giúp thiết bị duy trì độ bền và tuổi thọ hoạt động lâu hơn.

Ngoài ra, cũng có nhiều cách khác nhau để bạn cắt giảm lượng điện năng tiêu thụ như:

  • Sử dụng quạt trần để tăng cường lưu thông không khí
  • Bảo trì điều hòa định kỳ hàng năm
  • Sử dụng rèm để che nắng vào mùa hè
  • Thay thế bộ lọc không khí định kì

Tắt bộ phát Wifi vào ban đêm 

Với sự phát triển của công nghệ, bộ phát sóng Wifi đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong các gia đình. Chúng thường được bật 24/24, nhưng ít ai quan tâm đến rằng những thiết bị này đang “ngốn” khá nhiều năng lượng trong ngôi nhà của bạn.

Một bộ phát sóng Wifi tiêu tốn từ 2W-20W. Lấy công suất tiêu thụ trung bình là 6W, như vậy, nếu bật cả ngày trong 1 năm, thiết bị này sẽ tiêu thụ khoảng 368 kWh. Nhân với giá điện trung bình trong nước là 1.500 đồng/kWh, thì bạn cần chi trả hơn 550 ngàn đồng tiền điện.

Các thiết bị có màn hình hiển thị giờ

Đứng đầu trong danh sách “ngốn” điện, chính là những thiết bị có màn hình hiển thị giờ vốn được tích hợp trong rất nhiều món đồ gia dụng thế hệ mới. Điển hình như: tủ lạnh, máy giặt, lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, nồi cơm điện…

Những chiếc màn hình “nhỏ tí xíu” này lại sử dụng đến 108 W điện trong 24 tiếng, bởi ngoài chức năng hiển thị giờ, nó còn giữ một sự kết nối đến toàn bộ hệ thống của thiết bị.

Bếp điện

Bếp điện có công suất trung bình khoảng 1500W. Nếu được sử dụng mỗi ngày 2 giờ, nó sẽ tiêu tốn 95 kWh mỗi tháng. Bạn có thể giảm số lượng điện tiêu thụ cho bếp điện bằng cách:

  • Sử dụng lò vi sóng thay thế nếu có thể.
  • Bếp điện không cần phải làm nóng trước.
  • Tắt bếp vài phút trước khi chín, phần nhiệt còn lại sẽ giúp làm chín thức ăn.

Lò vi sóng

Không nên bật lò vi sóng khi trong phòng có máy lạnh hoặc đặt gần các đồ điện khác. Đồ đựng thực phẩm trong lò phải bằng thủy tinh, đồ sứ hoặc gốm. Tránh dùng đồ kim loại vì chúng hút nhiệt, làm thực phẩm lâu chín, gây hao điện.

Luôn đóng kín cửa lò khi hoạt động để tránh thất thoát vi sóng ra ngoài, làm giảm hiệu quả của lò và tốn điện.

Máy rửa bát

Máy rửa bát hiện chưa thực sự phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Nếu có, nó sẽ tiêu thụ lượng điện khoảng 10 kWh mỗi tháng. Ghi nhớ những lời khuyên dưới đây để tránh lãng phí điện khi sử dụng máy rửa bát:

  • Rửa đầy khoang thay vì chỉ một vài bát.
  • Tắt chế độ sấy khô bằng nhiệt.
  • Rửa trôi thức ăn thừa khó sạch trước khi cho vào máy để tránh phải rửa lại lần thứ hai.

Tủ lạnh

  • Không ngắt điện tủ lạnh khi không sử dụng

Việc ngắt điện tủ lạnh và không sử dụng trong một thời gian sẽ khiến cho các giàn nóng và lạnh bên trong máy bị oxy hóa và nhanh hỏng. Đồng thời, khi bạn khởi động lại thì tủ lạnh cũng sẽ tiêu thụ một lượng điện năng để làm lạnh lại từ đầu gây tốn điện.

Tủ lạnh không phải là thứ bạn có thể rút điện hàng ngày mỗi khi không sử dụng đến nhưng vẫn có rất nhiều cách khác nhau để bạn tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh như:

  • Không chất quá nhiều thực phẩm trong tủ. Nhiều người vẫn nghĩ bỏ nhiều thức ăn vào tủ lạnh làm lạnh một lần để tiết kiệm. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến cho tủ lạnh phải hoạt động với công suất cao để làm lạnh hết các thực phẩm bên trong tủ, phải tiêu tốn thêm nhiều năng lượng hơn so với bình thường.
  • Sắp xếp thực phẩm hợp lý, đồ cần trước nên xếp ở chỗ dễ lấy.
  • Sắp xếp thực phẩm khoa học theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo lưu thông khí bên trong tủ.
  • Cài đặt nhiệt độ tủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Thường xuyên lau dọn tủ sạch sẽ.
  • Thay thế tủ cũ bằng tủ hiện đại, tiết kiệm điện.

Bình đun siêu tốc 

Chọn mua bình đun siêu tốc có dung tích phù hợp với nhu cầu của gia đình để tránh việc đun nước nhiều lần trong ngày, gây lãng phí điện.

Tránh đun trong phòng có điều hòa nhiệt độ hoặc để trước luồng gió của quạt.

Bàn ủi áo quần

Nên chọn những loại bàn ủi có chất chống dính với mức công suất từ 1000w -1200w, vì những loại bàn ủi này không chỉ dễ ủi mà còn tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.

Không dùng bàn ủi trong phòng có bật máy điều hòa nhiệt độ, khi điện chập chờn hoặc là khi quần áo còn ướt sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng; Khi ủi, nên cài nhiệt độ thích hợp cho từng loại vải.

Bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh đứng thứ 2 trong danh sách những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng nhất trong gia đình với 14%. Trung bình, một bình nóng lạnh sẽ hoạt động 3 giờ mỗi ngày và có công suất 4500W, khiến cho số điện của bạn thăng thêm 13,5 kWh mỗi ngày và 405 kWh mỗi tháng. Tuy nhiên, bạn có thể tiết kiệm được phần lớn số tiền này với những phương pháp sau:

  • Tắt bình nóng lạnh khi không sử dụng (chỉ cần bật trước khi dùng 15 phút).
  • Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời.
  • Lắp đặt vòi hoa sen tiết kiệm nước và thiết bị sục khí vòi.
  • Vệ sinh, bảo trì thường xuyên.

Máy giặt 

Máy giặt sẽ chiếm khoảng 5% lượng điện tiêu thụ. Vì vậy, khi sử dụng những thiết bị này, hãy nhớ:

  • Giặt đầy thùng máy giặt.
  • Giặt bằng nước lạnh.
  • Tẩy lồng máy giặt thường xuyên.
  • Tận dụng ánh nắng tự nhiên để phơi quần áo thay vì sử dụng máy sấy (nếu có thể).

Chiếu sáng

Thiết bị chiếu sáng chiếm 9% lượng điện tiêu thụ trong phần lớn các gia đình. Công suất của các thiết bị chiếu sáng cũng khác nhau, tùy thuộc vào loại bóng đèn và thời gian sử dụng. Một bóng đèn 100W được sử dụng 2 giờ mỗi ngày sẽ tiêu tốn 0.2 kWh/ngày, 6 kWh/tháng. Giả sử bạn sử dụng 50 bóng đèn thì số lượng điện tiêu thụ sẽ là 300 kWh. Khi sử dụng đèn chiếu sáng, hãy nhớ:

  • Tắt đèn khi ra khỏi phòng. Đây chính là thói quen của rất nhiều người nhằm tiết kiệm năng lượngtrong nhà khi không sử dụng. Tuy nhiên cách này chỉ đúng với đèn sợi đốt, còn đèn huỳnh quang thì không. Việc bật tắt đèn huỳnh quang nhiều lần sẽ càng tốn điện hơn. Thế nên, nếu bạn ra khỏi nhà trong vòng 15 phút trở lại thì không cần phải tắt đèn.
  • Sử dụng bóng đèn LED hoặc compact tiết kiệm điện thay vì đèn sợi đốt.
  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là vào mùa đông (vừa tiết kiệm tiền điện lại vừa tận dụng năng lượng nhiệt).
  • Sử dụng chế độ hẹn giờ nếu không muốn để đèn qua đ&eci
KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Quy trình 7 bước xử lý khi xảy ra hoả hoạn

Nhiều vụ cháy nhà thảm khốc đã diễn ra gây thiệt hại lớn, trở thành nỗi ám ảnh và gây nhiều lo ngại cho những người đang sống ở nhà cao tầng.

Do kết cấu xây dựng của nhà ống cao tầng, khi mồi lửa bùng phát, lửa có thể lan xuống tầng dưới theo đường vật liệu như mặt tiền bao bọc khu nhà, vách ngăn, ống dây điện… Lửa sẽ lan mạnh theo hướng gió. Ngoài ra, khói thường bốc lên các tầng trên nhưng có thể lan xuống dưới theo đường ống kỹ thuật.

Học cách xử lý đám cháy một cách bài bản sẽ giảm thiểu tối đa được thiệt hại về người và tài sản. Thậm chí cùng một trường hợp cháy như nhau, nếu người hiểu biết có thể xử lý nhanh gọn và dập tắt ngay từ đầu. Nhưng nếu người phát hiện không được trang bị kiến thức phòng cháy chữa cháy (PCCC) sẽ lúng túng không biết phải làm gì. Đám cháy có thể sẽ ngày càng lớn và không thể khống chế được…

Quy trình 7 bước xử lý khi xảy ra hoả hoạn

Bước 1: Báo động cho những người xung quanh biết có đám cháy

Khi thấy đám cháy đang phát triển lớn, thông báo cho mọi người trong khu vực đang xảy ra cháy biết, cùng phối hợp dập tắt đám cháy hoặc cùng thoát nạn an toàn.

Có nhiều hình thức báo động để mọi người cùng biết, xử lý hoặc kịp thời thoát ra khỏi đám cháy như: Hô hoán, đánh kẻng báo cháy, phát thanh trên loa…

Đối với các cơ sở có lắp đặt hệ thống báo cháy tự động thì nhấn nút ấn báo cháy, hệ thống sẽ ngay lập tức phát tín hiệu bằng âm thanh, ánh sáng (qua chuông, đèn báo cháy) đến khu vực được bảo vệ.

Bước 2: Cắt điện khu vực bị cháy

Để đảm bảo an toàn cho người trong quá trình chữa cháy, thoát nạn chúng ta cần lập tức cắt điện toàn bộ khu vực bị cháy để tránh trường hợp bị điện giật.

Cắt điện khu vực bị cháy là bước khá quan trọng vì khi cháy mà có điện rất dễ gây chập mạch và nổ, ngăn ngừa đám cháy lan truyền đến các khu vực khác. Mặt khác dây điện bị cháy sẽ làm rò rỉ điện ra bên ngoài, cực kỳ nguy hiểm cho con người nếu vô tình chạm phải. Cắt điện đảm bảo cho những người phun chất chữa cháy vào đám cháy không bị điện giật, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của những người tham gia chữa cháy.

Có thể cắt điện bằng cách ngắt cầu dao, aptomat, tháo nắp cầu chì trong nhà ở hoặc nơi sản xuất, kinh doanh, nơi làm việc hoặc ngắt ngay sau công tơ điện tại trụ điện vào cơ sở, nhà ở.

Lưu ý: Nên dùng bao tay hoặc vật cách điện để cắt cầu dao, tránh nguy cơ vô tình bị điện giật.

Bước 3: Sử dụng các thiết bị, dụng cụ tại chỗ để chữa cháy

Người phát hiện đám cháy nhanh chóng di chuyển đến khu vực để các phương tiện chữa cháy có sẵn như bình chữa cháy khí CO2, bình chữa cháy bột, nước, đất, chăn, cát, vòi chữa cháy…, để dập lửa

Bên cạnh đó, có thể triển khai các phương tiện chữa cháy cố định là các họng nước chữa cháy vách tường (nếu có) để dập tắt đám cháy.

Lưu ý: chữa cháy phải đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn, sử dụng chất chữa cháy phù hợp để tránh trường hợp đám cháy bùng cháy lớn (sử dụng chăn khi đã thấm ướt nước, không sử dụng nước chữa cháy đám cháy xăng, dầu, khu vực chưa cắt điện…)

Nếu xét thấy đám cháy có nguy cơ phát triển lớn, với các phương tiện hiện tại không thể dập tắt được đám cháy thì phải bằng mọi cách thoát ra bên ngoài và nhanh chóng gọi điện báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114.

Bước 4. Gọi điện thoại đến số 114 để báo lực lượng PCCC

Nhanh chóng gọi điện đến số 114 nhằm báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết đang có đám cháy. Khi gọi điện báo cháy, cần chú ý như sau:

Khi gọi điện thoại cần lưu ý trình bày rõ các nội dung: Nơi xảy cháy (số nhà, tên đường, phường, xã, huyện xảy ra cháy); đặc điểm đám cháy (chất cháy, quy mô đám cháy, khả năng lan truyền của đám cháy, số người bị thương, bị mắc kẹt trong đám cháy); tuyến đường đến nơi bị cháy (có thể nêu các địa điểm lớn, dễ biết xung quanh khu vực bị cháy)… Khi báo cháy cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn và duy trì liên lạc bằng máy điện thoại cầm tay với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Khi gọi 114 cần biết đây là số điện thoại luôn có người thường trực, không mất tiền, không cần bấm mã vùng, tuy nhiên trong trường hợp khi có cháy xảy ra sẽ có nhiều người đồng thời gọi 114, nên sẽ gây ra trường hợp máy bận, không liên lạc được.

Tiêu lệnh chữa cháy do cục cảnh sát PCCC ban hành

Bước 5: Thoát nạn, cứu nạn trong đám cháy

- Ưu tiên thoát nạn ra khỏi đám cháy, trong quá trình thoát nạn cần đảm bảo an toàn

+ Tránh ảnh hưởng của khói khí độc (sử dụng khăn ướt để bịt mũi, cúi thấp người khi di chuyển…)

+ Không được sử dụng thang máy khi thoát nạn

+ Không trốn trong nhà vệ sinh khi có cháy

+ Ưu tiên mang theo các vật dụng giá trị, giấy tờ quan trọng khi thoát nạn

- Giúp người bị nạn, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân

- Di chuyển tài sản có giá trị cách ly với đám cháy khi đảm bảo an toàn.

Bước 6: Lực lượng chữa cháy tại chỗ phối hợp với lực lượng PCCC

Những người tham gia chữa cháy trước khi có sự trợ giúp của lực lượng PCCC gọi là lực lượng chữa cháy tại chỗ. Những người có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định kết quả cũng như thiệt hại của sự cố.

- Xử lý ban đầu tại hiện trường, có thể dập tắt ngay hoặc cầm cự với ngọn lửa chờ PCCC chuyên nghiệp tới.

- Phân công người giữ liên lạc với lực lượng PCCC, cung cấp thông tin như thiết bị tài sản bên trong, số người kẹt bên trong, sơ đồ, vị trí,…; báo cáo sơ bộ tình hình, diễn biến đám cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp biết

- Cử người đón xe chữa cháy tại các tuyến đường lớn, dễ biết; phối hợp với lực lượng PCCC để triển khai chữa cháy một cách nhanh và chính xác nhất.

Bước 7: Bảo vệ hiện trường cháy

Để tránh trường hợp trộm cắp tài sản, cần cử người bảo vệ tài sản cứu được, không cho những người không có nhiệm vụ vào hiện trường đám cháy để tránh xáo trộn không cần thiết; phối hợp với lực lượng điều tra, khám nghiệm khi có yêu cầu.

Đối với chung cư cao tầng

Tuy theo đúng quy chuẩn, cửa thoát hiểm phải có 2 lớp cửa để có không gian đệm, có hệ thống tăng áp ngăn không cho khói và khí độc từ các phòng khác lan vào cầu thang thoát hiểm nhưng hậu quả của đám cháy gây ra vẫn rất lớn. Vì vậy, cư dân chung cư nhất định phải biết về cháy nổ như sau:

– Nếu đám cháy xuất hiện trong căn hộ của bạn, hãy lập tức thoát khỏi ngay căn hộ và gọi cứu hỏa và những bộ phận liên quan.

– Nếu đám cháy ở nơi khác, bạn không được mở bất cứ cánh cửa nào có cảm giác nóng, dùng khăn ướt chèn phía dưới cửa và gọi cứu hộ. Nếu gần cửa sổ, bạn có thể mở để lấy không khí và để lực lượng cứu hộ có thể thấy bạn. Lý giải cho việc ở trong nhà, bởi nếu bạn đột ngột chạy ra khỏi căn hộ khi chưa xác định được điểm cháy, bạn sẽ dễ bị mất phương hướng, hoảng loạn và ngạt thở do khói.

– Mọi thiết bị điện bị chập điện đều có thể gây cháy nổ. Mức độ nhẹ thì cháy phích cắm, nặng thì cháy thiết bị, nếu có vật liệu gần đấy bắt lửa thì có thể cháy to hơn. Bạn cần lập tức rút ổ cắm toàn bộ các thiết bị điện, điện tử; không đốt nến, để tàn thuốc còn cháy, đảm bảo mọi lối đi thông thoáng.

– Để đảm bảo an toàn và việc sử dụng từng thiết bị hiệu quả, mỗi căn hộ nên có nhiều cầu dao tự động trong đó có một chiếc chung cho cả nhà. Ngoài ra, bạn nên bố trí thêm cầu dao cho nguồn điện chiếu sáng, điện công suất lớn… để ngắt điện khi có sự cố.

Tam giác cháy là gì? Cách chữa cháy

Sự cháy trên tự nhiên luôn hình thành dựa trên sự góp mặt của 3 yếu tố: Vật liệu, Oxy và Nhiệt (Oxygen, Fuel and Heat)

Người ta biểu diễn 3 yếu tố này trên 3 cạnh của một hình tam giác để thể hiện sự kết nối của chúng khi tạo ra sự cháy. Thiếu một trong 3 yếu tố trên sẽ không có sự cháy giống như thiếu một cạnh thì sẽ không có hình tam giác vậy.

Dựa trên tính chất này, chúng ta có thể áp dụng vào công cuộc chữa cháy bằng cách tách 1 trong 3 yếu tố đó ra để dập tắt đám cháy. Ví dụ:

- Dùng bình chữa cháy phun vào lửa để ngăn sự tiếp xúc của oxy với nhiệt => tách oxy ra.

- Dùng nước phun vào đám cháy làm giảm nhiệt để lửa tắt => tách nhiệt độ ra

- Sơ tán tài sản, thiết bị, phun nước xung quanh khu vực để chống cháy lan => tách vật liệu cháy ra.

Ngoài ra chữa cháy còn phụ thuộc vào yếu tố vật liệu cháy là gì để chọn cách chữa phù hợp. Đôi khi dùng sai phương pháp sẽ gây ra cháy nghiêm trọng hơn!

Tham khảo sản phẩm dây cáp điện chống cháy GOLDCUP TẠI ĐÂY

Để biết thêm những thông tin về sản phẩm Dây & Cáp điện GOLDCUP, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đông Giang

Nhà máy sản xuất: KCN Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

VPGD: Tòa nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 02438271389/ Hotline: 0973318335

Email: goldcup@donggiang.vn

Website: http://goldcup.com.vn

KINH TẾ XÃ HỘI

Liên hệ

Với chúng tôi

HOTLINE

Liên hệ đặt hàng, hoặc gặp vấn đề về sản phẩm. Hãy gọi cho chúng tôi

HOTLINE

Chăm sóc khách hàng

0973.318.335

maincontent

ĐỐI TÁC

Chúng tôi đã và đang hợp tác cùng

maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
logo

Công ty Cổ phần Đông Giang

(Thành viên của Ngọc Khánh Group)

GPKD số 0900220897 do Sở KH và ĐT tỉnh Hưng Yên cấp ngày 19/12/2003

GĐ/Sở hữu website Vũ Quang Khánh

logoSaleNoti

Địa Chỉ Nhà máy: Khu công nghiệp Phố Nối A - Xã Trưng Trắc - Huyện Văn Lâm - Hưng Yên

VPGD: Tầng 8, Toà nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0243.827.1389 / 0973.318.335

Email: pkd.goldcup@donggiang.vn

Website: goldcup.com.vn - ngockhanh.vn